“Tôi đọc cuốn tiểu thuyết Xứ Đoài mây trắng của tác giả Nguyễn Sơn Đỗng, tôi lại nhớ đến quê tôi” (Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu)
“như một nhân duyên trên tay tôi có được cuốn tiểu thuyết Xứ Đoài mây trắng của tác giả Nguyễn Sơn Đỗng, như đưa tôi trở về với các trào lưu trong đó xã hội Việt Nam những năm 30 ~ 40 của thế kỷ XX… Có thể nói Xứ Đoài mây trắng đáng để cho những người nước ngoài như tôi nghiền ngẫm và càng đọc càng cuốn hút” (GS.TS. Bae Yangsoo, trưởng Khoa tiếng Việt, ĐH Ngoại ngữ Busan, Hàn Quốc)
“Người xưa vẫn bảo “văn sử bất phân”, nhưng cái thói “méo mó nghề nghiệp” và cái cớ thời gian eo hẹp khiến tôi ít thích đọc văn chương… Vậy mà, tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết này khi còn là bản thảo một cách hứng thú chẳng khác gì một pho dã sử mà người viết đã hóa thân vào những nhân vật của mình với lòng khao khát “hồi tưởng về những mảnh đời của những con người Chàng Sơn”, vùng đất quê hương mà tác giả luôn cảm thấy tự hào được gọi là Người Xứ Đoài… Đọc “Xứ Đoài mây trắng” của Nguyễn Sơn Đỗng thêm hiểu hơn vì sao Quang Dũng phải thêm một chữ “LẮM” trong câu thơ của mình” (Nhà sử học Dương Trung Quốc)
“Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương?”
(Đôi mắt người Sơn Tây, Quang Dũng)
– – – – – – – –
“Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm!… Tôi viết cuốn tiểu thuyết này hồi tưởng về những mảnh đời của những con người Chàng Sơn chất phác, thủy chung, thông minh, tài hoa, kiên cường và bất khuất. Trải qua những tháng năm dài chìm đóng trong kiếp người nô lệ ngoại xâm làm cho khổ đau, nghèo hèn, ti tiện và dốt nát nhưng người Chàng Sơn quê tôi vẫn sống nhân văn lắm” (Tg)
Tác giả: Nguyễn Sơn Đỗng (1942 – 2017), quê quán Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội
(Doaiphuongthucac)