Tủ sách Văn quán

TỦ SÁCH THẦY GIÁO ĐỖ TIẾN BẢNG

Tôi mượn câu nói của một học giả Trung Quốc để chia sẻ đôi điều với bạn đọc khi còn đọc và thích sách giấy:
“Tuổi trẻ đọc sách như là nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân. Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài. Do từng trải nhiều hay ít mà sở đắc nhiều hay ít…”

nhà văn Trung Quốc  Trương Triều ( thế kỷ XVII )

ĐÔI LỜI VỀ NHỮNG CUỐN SÁCH…

Những cuốn sách trên giá sách, có một số cuốn đã “đồng hành” gắn bó với tôi hơn nửa thế kỷ rồi. Có những cuốn in từ 1961 ( Lịch triều hiến chương loại chí ), in 1971 ( Thơ văn Nguyễn Khuyến), cuốn in 1977 ( Thơ văn Lý – Trần, tập 1,3; Lê Quý Đôn toàn tâp), in 1978 Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm

Điều thú vị khi ở bìa cuối in giá tiền , 10 năm mà giá không khác nhau mấy : Lịch triều hiến chương loại chí, 3đ 20 ( 3 đồng 2 hào), Thơ văn Nguyễn Khuyến 3đ 40 ( 3 đồng 4 hào). Sau 30.4.1975 , sách ghi 2 loại giá : cuốn Lê Quý Đôn toàn tập , 2đ 05 Giá tiền Bắc- 1đ 65 Giá tiền Nam. Có phần tương tự vào năm 1953 , cuốn Nghị luận văn chương của Gs Phạm Việt Tuyền, nxb Thế giới Hanoi, giá Bắc Việt 45đ, Các nơi 50đ;… Cuốn Dân luật phổ thông,của Tiến sĩ Luật Lê Thăng, 1936 , ghi giá 0$50 !

Về nôi dung sách thì tùy lựa chọn theo nhu cầu từng cá nhân, do sở thích , hứng thú hay do công việc…

Việc đọc và tiếp thu, thì nói như nhà văn Trung Quốc  Trương Triều ( thế kỷ XVII ) “Tuổi trẻ đọc sách như là nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân. Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài. Do từng trải nhiều hay ít mà sở đắc nhiều hay ít…”

Chỉ xin chia sẻ đôi điều với bạn đọc khi còn đọc và thích sách giấy !

TÌM LẠI DẤU XƯA

nhà nghiên cứu Đỗ tiến bảng

Tôi đến thị xã Sơn Tây vào năm 1962… ấn tượng chỉ là một thị xã yên bình. Gợi nhớ những câu thơ “tỉnh nhỏ đìu hiu/Nắng ngủ giữa chiều/ Gió trở mình trên mái rạ”, “Tỉnh nhỏ/Cô em/Nằm xem kiếm hiệp”… Đặc trưng của thị xã trung du”.

Thầy đã tâm sự như vậy trong lời mở đầu cuốn sách “Tìm lại dấu xưa”, cũng là bắt đầu một hành trình dài gần ba mươi năm Tìm lại dấu xưa của thầy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *