“Ta hãy đánh cuộc với nhau rằng: Bao giờ Christophe Bataille xuất bản cuốn sách sắp tới của anh, chàng trai này sẽ thấy cái tên họ của mình được nối thêm một dòng chữ: “Tác giả cuốn sách Annam” giá trị như một lời biểu dương”
(Jean Lacouture, 9.9.1993 )
Một cuốn tiểu thuyết thực sự “đồ sộ”, hàm ý súc tích nằm gọn trong 70 trang.
Lấy bối cảnh thời kỳ lịch sử biến động ở cả Pháp và xứ An Nam, theo chân những nhà truyền giáo Pháp thời kỳ đầu để nghe câu chuyện của họ kể về xứ này, chứng kiến những năm tháng gian khó khi tiếp xúc với người bản địa đầy hoài nghi nhưng vô cùng thân thiện; cùng buồn thương với những mất mát, hi sinh mà họ trải qua. Nhà văn trẻ ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay vào năm 21 tuổi. “Annam, hay là những người bị lãng quên” cho thấy độ am hiểu về “Annam” của tác giả quả là sâu sắc, thật đáng nể! Nghệ thuật sáng tác ít chữ mà nhiều tầng nghĩa.
Từ “Annam, hay là những người bị lãng quên” (1993), nhớ đến “Đông Dương” (1992) của đạo diễn Régis Wargnier, đều là những câu chuyện du hành đến Đông Dương của người Pháp – bậc thầy nghệ thuật về câu chữ và hình ảnh qua từng chi tiết bên trong và toàn bộ tác phẩm.
Tác phẩm “Annam, hay là những người bị lãng quên” hiện nay đã không còn lưu hành trong nước, chỉ còn bản tiếng Pháp có thể đặt mua chính thống trên amazon; những bản mua từ ngày xưa, giờ trở thành quý hiếm, được sở hữu bởi những trí thức cao tuổi.